SEO là gì tiếng Anh? Giải mã các thuật ngữ phổ biến trong SEO

SEO là gì tiếng Anh khiến nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những người mới tiếp cận đến lĩnh vực này và muốn hiểu sâu hơn về nó. Những giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này và mở rộng ra các thuật ngữ liên quan của ngành này.

SEO là một thuật ngữ rất quan trọng hiện nay được nhiều doanh nghiệp, các đơn vị biết đến khi có nhu cầu tạo dựng thương hiệu, giúp đẩy thứ hạng website thương hiệu, website bán hàng lên top tìm kiếm. Khi người dùng tìm kiếm bất kỳ thông tin nào, những kết quả top đầu sẽ được trả về và giúp người dùng giải đáp nhu cầu, mong muốn đang tìm kiếm. Vậy SEO là gì tiếng Anh? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

SEO là gì tiếng Anh?

SEO là gì tiếng Anh?
SEO là gì tiếng Anh?

SEO là gì tiếng Anh? Thực tế đây là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization trong tiếng Anh. Dịch nghĩa cụm từ này tức là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Từ đó có thể hiểu được SEO là công việc tối ưu bằng phương pháp kỹ thuật để thông tin hiển thị trên các thanh công cụ tìm kiếm khi tìm kiếm từ khóa.

Việc của SEO chính là sử dụng các phương pháp, kỹ thuật để cho những công cụ tìm kiếm này nhìn thấy website của mình. Từ đó, xếp hạng website cao hơn các website khác tương ứng với từ khóa tìm kiếm. Do vậy, khách hàng, người xem sẽ quan tâm đến kết quả đầu tiên khi tìm kiếm.

Không đơn giản mà các trang website lại có vị trí sắp xếp như vậy trên hệ thống của Google. Một là phải trả tiền cho Google để được vị trí cao nhất. Hai là phải tập trung SEO. Trong thập kỷ cuối của thập niên 90, các công cụ tìm kiếm có sự cạnh tranh cao thì SEO cũng đã ra đời.

Ban đầu cách duy nhất để SEO là thông qua các hoạt động onpage. Bạn cần đảm bảo nội dung tốt, có liên quan. Trong nội dung có các liên kết trong, ngoài và một số yếu tố khác. Ngày nay, SEO không đơn giản như vậy vì sự cạnh tranh quá lớn. Cần nhiều hơn tối ưu trên một kênh, bạn cần phải tối ưu off page, sử dụng nhiều thủ thuật, phương pháp hơn nữa. Google xem xét các yếu tố trong và ngoài trang, số lượng và chất lượng.

Hiệu quả khi làm SEO

Hiệu quả khi làm SEO
Hiệu quả khi làm SEO

Nếu nói Google kiếm tiền từ các hoạt động SEO thì hoàn toàn không sai. Nhưng nó kiếm như thế nào vẫn còn là bài toán nhiều ẩn số. Chúng ta có thể không cần quan tâm vì SEO website tự nhiên vốn dĩ chúng ta có phải mất đồng phí nào đâu. Hoàn toàn là tối ưu các tiêu chí của Google, chỉ mất thời gian và công sức mà thôi.

Trong khi đó, hiệu quả mà SEO mang lại cho doanh nghiệp lại rất đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là tăng lượt truy cập thông qua click của khách hàng mà không mất tiền. Nhờ lượt truy cập mà vị trí trên bảng xếp hạng được cải thiện.

Từ đó, hiệu quả tất yếu chính là số lượng khách hàng tiềm năng tăng theo. Khách hàng càng click vào nhiều, tìm hiểu thông tin thì đơn hàng của doanh nghiệp cũng tăng theo. Doanh số đảm bảo nhảy vọt trông thấy nhờ có SEO.

Không chỉ có vậy, giá trị thương hiệu còn được nâng cấp. Doanh nghiệp có uy tín, có chỗ đứng trên thị trường. Nhờ vậy khả năng mở rộng quy mô hoạt động cao hơn.

Để có một website tốt bạn cần chuẩn bị ngay từ đầu từ phân tích nghiên cứu đến cách tối ưu từng yếu tố. Khi thiết kế web nên chú ý đến điều này để rút gọn quá trình SEO vốn dĩ đã lâu dài.

Các thuật ngữ trong SEO

Các thuật ngữ trong SEO
Các thuật ngữ trong SEO

1. SEM: viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing, có nghĩa là tiếp thị các dịch vụ hoặc sản phẩm trên các bộ máy tìm kiếm. SEM được chia làm 2 mảng chính: SEO và PPC. SEO (Search Engine Optimization) như đã giải thích ở bên trên. PPC (Pay-Per-Click) có nghĩa là bạn trả tiền cho các “click” đến từ các bộ máy tìm kếm, các click đến từ những liên kết trả tiền “sponsored” trong các kết quả tìm kiếm.

2. Backlink: là các siêu liên kết (hyperlink) từ các website khác trỏ đến website của bạn. Các “backlink” rất quan trọng cho SEO vì chúng tác động trực tiếp đến Google PageRank của bất kỳ một trang web nào và chúng cũng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn.

3. Google PageRank: PageRank là một thuật toán của Google dùng để đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một trang web trên Internet. Ý nghĩa cơ bản của thuật toán này là việc một liên kết từ trang A trỏ đến trang B có thể được coi như là một bình chọn về chất lượng cho trang B. Càng có nhiều liên kết từ nhiều nơi đến trang B, trang B đó càng tăng thêm mức độ quan trọng. Để xem PageRank của một trang web bạn cài Google Toolbar vào trình duyệt.
4. Linkbait: là một phần nội dung hoặc một bài viết trên website hoặc blog có mục đích thu hút càng nhiều “backlink” càng tốt. Thường thường đó là một bài viết hay, một video, một bức ảnh đặc biệt hoặc một câu hỏi v.v.. Một ví dụ thường thấy về “linkbait” là các bài viết “Top 10…” “Làm thế nào để…” v.v..

5. Link Farm: Một “link farm” là một nhóm các website mà mọi website này liên kết đến các website còn lại, với mục đích làm tăng PageRank của các website trong “farm” theo cách không tự nhiên. Ngày xưa việc làm này rất có hiệu quả nhưng ngày nay kỹ thuật này bị coi là “spam”, thậm chí website sử dụng kỹ thuật này có thể bị một số bộ máy tìm kiếm phạt không cho phép được xếp hạng.

6. Anchor Text: “Anchor text” là phần chữ viết trong một liên kết ví dụ <a href=”http://webhoctienganh.com/tieng-anh-thuong-mai.html”>Tiếng Anh Thương Mại</a> thì từ “Tiếng Anh Thương Mại” ở đây là một “Anchor text”. Việc có một từ khoá trong “Anchor text” sẽ giúp cho công việc làm SEO thêm hiệu quả vì Google sẽ kết hợp các từ khoá này với nội dung website của bạn. Ví dụ nếu bạn có một blog viết về các thủ thuật máy tính và nếu bạn để từ khóa “thủ thuật máy tính” trong “anchor text”. Nó sẽ giúp thứ hạng website của bạn tăng lên đối với từ khoá này.

7. NoFollow: “NoFollow” là một thuộc tính của liên kết được sử dụng nhiều để báo cho Google biết để không tiếp tục dò xét website từ liên kết đó. Đối với các bộ máy tìm kiếm một trang web không được có quá nhiều liên ra ngoài, như với Google cho phép một trang web có tối đa 100 liên kết đến các trang web khác. Việc thêm thuộc tính “nofollow” thường dùng cho các liên kết trong comment của blog (một bài viết có thể có đến hơn 100 comment và mỗi có comment thường có một liên kết của người comment bên cạnh), các liên kết trả tiền. Và “nofollow” dùng để nói với Google không tính điểm PageRank cho liên kết đó.

8. Link Sculpting: tạm dich là “điêu khắc liên kết”. Bằng cách sử dụng thuộc tính “nofollow”, các webmaster ngày xưa có thể làm tăng PageRank của các trang ngay trong website của mình mà không cần đến liên kết từ các website khác. Tuy nhiên việc làm này không còn có hiệu quả nữa vì gần đây Google đã thay đổi việc xem xét các thuộc tính “nofollow” trong các liên kết.

9. Title Tag: Thẻ <title></title> là thẻ để đặt tiêu đều cho một trang web trên trình duyệt, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với thuật toán xếp hạng của Google. Để đạt được hiệu quả nhất, thẻ tiêu đề của bạn nên độc đáo và chứa những từ khoá chính của trang web.

10. Meta Tags: Các thẻ <meta /> được sử dụng để cung cấp cho các search engine những thông tin liên quan đến các trang của bạn. Các thẻ <meta /> được đặt bên trọng thẻ <head></head> trong mã HTML.

Tin Liên Quan