SEO on-page là thuật ngữ rất phổ biến trong marketing. Người làm công việc seo onpage cần tiến hành rất nhiều các đầu việc khác nhau với mục đích nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Cùng raothue.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết.Thế nào được gọi là SEO on-page?
Đối với những người làm marketing lâu năm thì không còn xa lạ gì với cụm từ seo onpage hay seo offpage. Theo đó SEO on-page được hiểu là các công việc sẽ được người có chuyên môn thực hiện để đảm bảo tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay ở trên website chính của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Sau khi tối ưu thì thứ hạng các bài viết trong website sẽ được nâng cao, tăng lượng traffic, tiếp cận đông đảo người đọc.
Không ít người cho rằng chỉ cần seo offpage là được, tuy nhiên trên thực tế thì phải có cả seo onpage mới đảm tăng sức mạnh cho web của mình, đạt được hiệu quả về thứ hạng nhanh chóng.
Nguyên nhân phải thực hiện SEO on-page?
SEO onpage là công việc các đơn vị đều mong muốn và thực hiện bởi mang lại rất nhiều lợi ích đối với cả người dùng và bộ máy tìm kiếm:
Với người dùng:
Nhân viên kỹ thuật thực hiện seo onpage để giúp website của mình quản lý thân thiện hơn với người dùng. Qua các hoạt động đánh giá, chủ website sẽ kiểm soát nội dung của bài viết một cách thông minh và hiệu quả hơn.
Mục đích của SEO on-page đó là mong muốn để được google đánh giá đây là website uy tín và đáng tin cậy. Nó sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc, tạo ra sự chuyển đổi tốt như định hướng người đọc hoặc bán hàng…
Với bộ máy tìm kiếm:
Việc thực hiện các thao tác tối ưu SEO on-page với bộ máy tìm kiếm google sẽ giúp các bot google hiểu và nắm được các thông tin trên website chính thức một cách cực kỳ nhanh chóng. Nếu trên website chỉ có các nội dung chuẩn SEO thôi thì chưa đủ mà cần phải thực hiện các thao tác kỹ thuật để bài viết đạt chuẩn SEO onpage.
SEO on-page có các yếu tố nào cần tối ưu?
Trên mỗi website sẽ cần có 12 yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp tối ưu SEO on-page hiệu quả, cụ thể như sau:
Crawlable website: đây được gọi là bot chỉ mục với mục đích thu thập các thông tin dữ liệu.
Site architecture: Cấu trúc của trang web
Quality outbound links: là các link ngoại chất lượng cao liên kết với bài viết
Website speed: được hiểu là tốc độ tải trang
Mobile friendliness: Là tính tương thích của giao diện các bài viết trên các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại.
Giao thức HTTPS: đây là chứng chỉ bảo mật SSL mà website sử dụng
URL: đường dẫn liên kết đến bài viết trong website
Nội dung: là các thông tin được trình bày trong bài viết.
Tối ưu hóa từ khóa: Là thao tác cần chọn được từ khóa chuẩn, đặt đúng vị trí phù hợp.
Tối ưu hóa hình ảnh: Lựa chọn hình ảnh phù hợp nội dung bài viết
Khả năng đọc và UX: Đánh giá văn bản bài viết có dễ đọc hay không.
Tỷ lệ click: được tối ưu trên title và meta.
Công việc cần làm khi thực hiện SEO on-page
Một người đảm nhiệm công việc seo onpage sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, cụ thể bao gồm:
Tối ưu URL
Tối ưu URL là đảm bảo cho URL vừa ngắn gọn mà lại chứa đựng từ khóa để giúp thứ hạng của website tăng cao hơn. Thông thường người thực hiện sẽ để từ khóa có lượng tìm kiếm (search) cao nhất đặt vào URL. 2 yếu tố cần có ở một URL chuẩn SEO on-page đó là URL cần phải liên quan mật thiết đến bài viết và chứa từ khóa chủ đạo; URL cô đọng, ngắn gọn, dung lượng từ 55 – 60 ký tự.
Tối ưu tiêu đề (Title)
Trong seo onpage thì việc tối ưu tiêu đề là hết sức quan trọng bởi bài viết của bạn cần có tiêu đề hấp dẫn, đánh trúng vào những thắc mắc người đọc gặp phải thì mới có thể được người đọc click vào và tăng lượng traffic. Khi tối ưu tiêu đề thì người ta sẽ đưa từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất hoặc cao thứ 2 vào tiêu đề. Không nên để tiêu đề và URL giống nhau, tiêu đề cần đảm bảo dễ hiểu, tự nhiên và không có sự gượng ép hay nhồi nhét từ khóa. Trong trường hợp bạn muốn tối ưu trang chủ thì ở tiêu đề nên để thêm tên thương hiệu.
Tối ưu thẻ Heading
Thêm một công việc nữa để SEO on-page đó là tối ưu thẻ heading. Các thẻ Heading trong bài viết được viết tắt là H, bao gồm H1, H2, H3… trong đó H2 là các ý phụ của H1, H3 lại là ý phụ của H2… có sự phân cấp để giúp việc trình bày nội dung thông tin bài viết được mạch lạc và dễ hiểu.
Các thẻ Heading trong bài thường ưu tiên chứa các từ khóa chính và từ khóa liên quan. Nội dung các thẻ nên đảm bảo ngắn gọn và bao quát thông tin đoạn bên dưới bài viết.
Tối ưu hình ảnh (thẻ Alt)
Đây là đầu việc SEO on-page tuy cực kỳ quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua. Để tối ưu hình ảnh tốt thì các seoer cần chú ý phải đặt tên ảnh không có dấu nhưng giữa các từ sẽ để dấu gạch ngang (-); tối ưu mô tả cho hình ảnh một cách ngắn gọn. Việc lựa chọn ảnh phục vụ bài viết cũng cần sát với nội dung bài viết, chọn ảnh đẹp, rõ ràng, kích thước đầy đủ, nếu được có thể làm mới hình ảnh bằng việc thiết kế lại, giúp tăng thứ hạng của hình ảnh lên google.
Tối ưu thẻ Bold
Trong bài viết, ở các từ khóa chính và liên quan, seoer có thể thực hiện bôi đậm để giúp cho các bot google có thể dễ nhận diện nội dung xuyên suốt bài viết mà không mất nhiều thời gian phân loại và đánh giá thông tin.
Ngoài ra các công việc khác của SEO on-page khác có thể kể đến như tối ưu nội dung, tối ưu link nội…
Trên đây raothue.com đã mang đến cho bạn cái nhìn cụ thể, tổng quan về SEO on-page. Nhìn chung seo onpage là công việc hết sức quan trọng và không thể nào thiếu được đối với các website bán hàng, kinh doanh, tin tức. Hãy chú ý thực hiện chỉn chu các công việc seo onpage để nâng cao thứ hạng của website mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay nhé!